RFID và BARCODE: Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Quản Lý Tài Sản?
Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đều có nhu cầu cải tiến để giảm chi phí và tăng năng suất hoạt động. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng vào các bài toán quản lý và vận hành hiệu quả trong tổ chức là một việc rất quan trọng. Công nghệ RFID và Mã vạch là hai kỹ thuật thường xuyên được sử dụng để theo dõi tài sản, theo dõi hàng tồn kho. Những công nghệ này được áp dụng trong một số ngành như Bán lẻ, Vận tải, Quần áo, Sản xuất, v.v. Nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa RFID và Mã vạch là một việc cần thiết để có cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp giúp doan nghiệp triển khai thành công và nâng cao hiệu suất đầu tư (ROI).
RFID và BARCODE: Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Quản Lý Tài Sản?
Mã vạch (Barcode) là gì?
Barcode (hay còn được gọi là mã vạch) là một phương thức biểu thị dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh, bao gồm một loạt các đường trắng đen song song với nhau, khi quét mã vạch, ta nhận được các thông tin về sản phẩm. Barcode được đọc bởi các thiết bị công nghệ như đầu đọc mã vạch hoặc máy quét. Nó được sử dụng để theo dõi tài sản hoặc theo dõi hàng tồn kho. Dữ liệu cũng có thể được đọc bởi điện thoại thông minh. Hiện nay, mã vạch có 2 loại: 1 chiều (1-D) và 2 chiều (2-D).
1-D: Cấu trúc đơn giản, có thể lưu trữ dữ liệu văn bản như ID hoặc giá của sản phẩm.
2-D: Cấu trúc phức tạp hơn so với 1-D, có thể lưu trữ các loại thông tin như giá cả, số lượng, hình ảnh …
RFID là gì?
RFID là viết tắt của nhận dạng tần số vô tuyến. Công nghệ này hoạt động trên cơ sở thẻ, trên một mặt hàng có gắn thẻ và sóng vô tuyến theo dõi thẻ. RFID có thể được chia thành 3 phần Reader, Antenna & Transponder.
Ăng-ten truyền tín hiệu tần số vô tuyến cung cấp cách thức liên lạc với thẻ RFID. Khi thẻ RFID đi qua trường tần số của ăng-ten quét; Nó xác định tín hiệu kích hoạt và có thể lưu trữ dữ liệu được ăng-ten thu nhận.
-
Ưu nhược điểm của mã vạch
- Ưu điểm:
- Mã vạch có chi phí đầu tư thấp
- Mã vạch rất chính xác
- Mã vạch là một công nghệ phổ biến
- Được sử dụng rộng rãi để định danh và quản lý tài sản.
- Có khả năng loại bỏ được nhầm lẫn và sai sót của con người.
- Có thể được đọc bằng nhiều loại máy quét mã vạch khác nhau.
- Dễ tiếp cận và sử dụng.
- Nhược điểm:
- Nó cần được quét theo đường thẳng.
- Ở môi trường nhiệt độ cao (≥ 70C) chúng ta không thể quét thông tin mã vạch.
- Mã vạch chỉ lưu trữ được một lượng nhỏ dữ liệu.
- Máy quét mã vạch cần ở khoảng cách đủ gần để quét được thông tin.
- Ưu điểm:
-
Ưu nhược điểm của RFID
- Ưu điểm:
- Dữ liệu trong thẻ RFID được đọc tự động. Điều này giúp giảm công sức và giảm thiểu lỗi con người.
- Không cần chiếu theo đường thẳng để đọc được dữ liệu trong thẻ.
- Tăng hiệu quả kiểm kê vì có thể đọc được nhiều thẻ cùng lúc.
- Có thể đọc từ khoảng cách xa.
- Độ bảo mật cao.
- Các thẻ có khả năng tái sử dụng.
- Nhược điểm:
- Tín hiệu của thẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các vật liệu như chất lỏng hoặc kim loại.
- Việc triển khai phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn.
- Chi phí thẻ cao hơn nhiều so với mã vạch.
- Ưu điểm:
Điểm giống nhau giữa Mã vạch và RFID:
Cả hai công nghệ này đều được áp dụng rộng rãi để quản lý tài sản và theo dõi hàng tồn kho.
RFID và Mã vạch là 2 phương pháp để theo dõi tài sản để định danh và thu thập thông tin.
Thông tin đã mã hóa và lưu trên Mã vạch và Thẻ RFID đều có thể được đọc bởi thiết bị khác.
Điểm khác nhau giữa Mã vạch và RFID:
Để trả lời cho câu hỏi RFID và BARCODE: Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Quản Lý Tài Sản? bạn cần đọckỹ bài viết, sau đó tự rút ra đánh giá và nên tham khảo ý kiến tư vấn của các đơn vị triển khai RFID và Barcode để tối ưu chi phí, công năng, vận hành, bảo trì sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp bạn.