Nam Việt – Nhà cung cấp giải pháp công nghệ rifd
Chào bạn, có phải bạn đang muốn tìm hiểu và được tư vấn về công nghệ RFID không? Tại đây, Nam Việt chuyên cung cấp những sản phẩm RFID sẽ là lựa chọn phù hợp với các yêu cầu của bạn. Hãy tham khảo vài nội dung mà chúng tôi có, liên quan đến thứ mà bạn đang tìm nhé!
1. Nam Việt nhà cung cấp, tư vấn thiết bị RFID tại Việt Nam.
Nhiều khách hàng đang phân vân không biết phải chọn loại nào phù hợp với nhu cầu của mình để tránh mua phải hàng giả, hàng không chính hãng. Nắm bắt được những nhu cầu đó của khách hàng, tại đây bạn sẽ được chúng tôi trao đổi thông tin, tư vấn chi tiết về mặt hàng phù hợp với tất cả các nhu cầu mà bạn mong muốn. Nam Việt Barcode cam kết cung cấp hàng chính hãng từ Balluff, bảo hành theo hãng đầy đủ cho khách hàng. Balluff, nhà phân phối chính hãng hàng đầu về thiết bị RFID.
2. Tổng quan về Rfid.
RFID là gì? RFID là một thiết bị được nhận dạng trên một tần số vô tuyến cố định, giúp người dùng nhận dạng và theo dõi các đối tượng được người dùng gắn lên các đối tượng đó.
2.1. Cấu tạo của một hệ thống RFID.
Gồm 3 phần chính:
- Một bộ phát đáp nhỏ (là thiết bị liên lạc thực hiện việc tiếp nhận tín hiệu vô tuyến và phát lại tín hiệu đó theo một phương thức xác định do nhà sản xuất cung cấp).
- Một bộ thu sóng (là thiết bị tiếp nhận tần số vô tuyến).
- Một bộ phát sóng (là thiết bị phát ra tần số vô tuyến để thiết bị thu sóng tiếp nhận được tần số đó).
2.2. Cấu tạo thẻ.
Cấu chung tạo của thẻ RFID
Gồm 3 thành phần chính:
- Một chip nhỏ được đặt ngay vị trí trung tâm thẻ để lưu và xử lý thông tin cần thiết.
- Một antenna để thu – phát sóng vô tuyến.
- Một substrate (tạm dịch là chất nền để tạo nên thẻ)
2.3. Phân loại thẻ RFID.
Phân loại tags RFID
Được chia làm 2 loại thẻ chính như sau:
- Passive tags: Sử dụng năng lượng từ sóng vô tuyến phát ra từ đầu đọc RFID để thực hiện việc truy vấn dữ liệu, nên tầm hiệu xuất hoạt động ở phạm vi gần.
- Active tags: Sử dụng năng lượng từ pin, nên có thể đọc dữ liệu truy vấn ở một khoảng cách xa hơn so với passive tags.
3. Ưu điểm về thẻ RFID.
- Đơn giản, tối ưu nhất, sử dụng hệ thống thu phát tín hiệu sóng vô tuyến, hiệu quả cao hơn so với mã vạch thông thường.
- Theo dõi dữ liệu theo thời gian của sản phẩm một cách tối ưu và chính xác nhất.
- Đọc được các thông tin ở 1 khoảng cách xa.
- Tiếp nhận thông tin ở khoảng cách nhỏ mà không cần đến vật tiếp xúc.
- Tối ưu về không gian truyền hơn so với mã vạch hay các công nghệ khác.
- Dễ sử dụng, sử dụng hiệu quả, tránh mất thời gian.
4. Nhược điểm về thẻ RFID.
Song song với những ưu điểm phía trên thì vẫn còn một vài nhược điểm như sau:
- Giá thành cao hơn so với mã vạch thông thường.
- Có thể xảy ra 1 vài sự cố khi quét. Hầu hết RFID có thể quét qua hầu hết các môi trường, nhưng hiện này vẫn còn một số lỗi khi quét qua môi trường nước và kim loại.
- Khả năng bảo mật kém. Một vài thiết bị vẫn có thể truy cập trái phép vào hệ thống RFID để đọc và thay đổi dữ liệu bên trong nó.
- Phức tạp hơn mã vạch thông thường, RFID cần phải chính xác 100% để đạt được hiệu suất công việc một cách tốt nhất.
- Thẻ RFID xử lí và cung cấp quá nhiều dữ liệu nên nếu như người dùng không khai thác đúng cách sẽ dẫn đến việc quá tải những nội dung không cần thiết.
5. Ứng dụng RFID.
Ứng dụng RFID rất rộng rãi ở khắp mọi nơi, hầu như trên toàn thế giới, trên toàn mọi ngành nghề, nhưng nhiều hơn là trong ngành Công nghiệp. VD:
Kiểm soát hàng hóa trong công nghiệp.
Thẻ tags trong quản lí kho
Các tags RFID sẽ được công nhân gắn lên các sản phẩm cần phân loại nhằm hỗ trợ cho việc kiểm soát hàng hóa cũng như số lượng sản phẩm hiện đang có trong kho hàng.
Trong chăn nuôi.
Tags RFID trong chăn nuôi
Chúng ta có thể cấy các tags hoặc đeo lên người của động vật để kiểm soát số lượng, giám sát tình trạng sức khỏe và phân loại nguồn gốc động vật được chăn nuôi để xuất khẩu ra thị trường.
Trong ngành Logitics và bán lẻ.
Thẻ tags trong ngành Logitics và ngành Bán lẻ
Sau khi sản phẩm được đưa ra từ nhà máy, thì sẽ có đội ngũ nhân viên thực hiện việc gắn tags cố định cho sản phẩm, sau đó sẽ được vận chuyển đến trung tâm phân phối hàng hóa và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ để tiêu thụ. Ở đây người dùng chỉ việc chọn ra những sản phẩm mà mình muốn mua, các tags được gắn trên sản phẩm mà người dùng đã chọn sẽ phát ra tín hiệu để thiết bị RFID chính nhận dạng và sẽ được thanh toán nhanh chóng nên việc thanh toán sẽ trở nên dễ dàng hơn so với sử dụng mã vạch thông thường.
Quản lí nhân công và chấm công.
Nhân viên trong công ty sẽ được phát 1 thẻ được gọi là thẻ nhân viên, trong đó có 1 chip RFID, chỉ cần đưa thẻ vào máy RFID thì chip RFID sẽ nhận dạng được người dùng là ai và quản lý thời gian làm việc của người đó. Giúp giảm thời gian khai báo thông tin đi làm như trước đây.
Trong Y tế.
Thẻ tags trong Y tế
Sẽ có các vòng đeo tay có gắn tags RFID giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của những bệnh nhân cần được theo dõi liên tục và sau đó sẽ được cập nhật mỗi ngày lên hệ thống của RFID, cũng như vòng đeo tay cho trẻ em và người lớn tuổi giúp theo dõi và kiểm soát trẻ em và người lớn tuổi bị mất trí tốt hơn khi mình không tiện theo dõi thường xuyên.
Trong GTVT.
Thiết bị RFID được gắn trên xe buýt hay xe taxi, nó phát ra 1 tần số cố định, sau khi đi qua cổng có gắn thiết bị RFID chủ sẽ nhận được tín hiệu từ thiết tags được gắn trên mỗi xe, nhằm nhận dạng người dùng và giúp tài xế thanh toán nhanh hơn so với việc thanh toán thủ công như trước đây.
6. Tần số mà RFID có thể hoạt động.
Tùy thuộc theo mỗi quốc gia và mục đích sử dụng thì tần số của RFID sẽ khác nhau, nhưng RFID sử dụng trên 2 tần số chính là: 902-928 MHz và 865-868 MHz.
Còn với Việt Nam sẽ sử dụng với 2 tần số như sau: 866 – 869MHz _ power: 0.5W & 920 – 925MHz _ power: 2W theo quy chuẩn của bộ Thông Tin và Truyền Thông.
7. Nguyên lý hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị RFID
Nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Đầu tiên thiết bị RFID chủ phát ra một tần số sóng vô tuyến cố định và được quy định cụ thể theo từng loại sản phẩm mà mình đặt ra, song song với đó là các thẻ tags được gắn trên các sản phẩm nằm trong vùng phủ sóng đồng thời cũng nhận tín hiệu của RFID chủ và phát ra lại tín hiệu báo cho RFID chủ nhận biết mã của tags đó.
8. Đơn vị cung cấp hệ thống RFID
Tại Việt Nam, có khá nhiều đơn vị cung cấp hệ thống RFID, nhưng không nhiều đơn vị làm chủ được công nghệ này. Nam Việt tự tin sẽ là đối tác đáng tin cậy của các bạn trong lĩnh vực này. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản giúp tư vấn, chọn sản phẩm, đồng hành với khách hàng cho tới khi dự án được hoàn thành một cách thành công.