[Hướng Dẫn] Xem Thông Số Kỹ Thuật Của Máy In Tem Nhãn Mã Vạch
Thông số kỹ thuật hay còn được gọi với cái tên “SPEC” khi nhắc đến các máy in tem nhãn mã vạch, qua đó ta biết được chi tiết các thông số của máy in mà nhà cung cấp đưa ra để chúng ta hiểu hơn và đưa ra lựa chọn thích hợp cho từng nhu cầu in ấn tem nhãn. Một vài thông số kỹ thuật mà ta có thể hiểu như tốc độ, lưu trữ, bộ nhớ, hệ điều hành, bộ xử lý, v.v
Bạn đang xem xét việc mua một chiếc máy in mã vạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng chúng trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhưng chưa biết cách xem thông số kỹ thuật như thế nào là chuẩn? Dưới đây là một vài thông tin Mã Vạch Nam Việt xin cung cấp giúp bạn dễ dàng biết được các thông số kỹ thuật của một chiếc máy in mã vạch hoạt động như thế nào.1. Printing Method (Phương pháp in mã vạch)
Phương pháp in mã vạch hay còn gọi là hình thức in – đây là thông số đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm đến khi mua một chiếc máy in mã vạch. Phương pháp in này được chia thành 2 loại phổ biến trên thị trường hiện nay: In nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp
1.1 In nhiệt trực tiếp
Phương pháp In nhiệt trực tiếp này, người ta sẽ sử dụng loại giấy dễ “đốt cháy” với nhiệt độ thông thường là giấy decal cảm nhiệt (không cần dùng thêm cuộn mực in) .Quá trình in diễn ra theo quy trình đầu in mã vạch được làm nóng tiếp xúc trực tiếp với giấy in cảm nhiệt. Nơi tiếp xúc sẽ bị đen lại do lớp bụi than bên dưới giấy được đốt nóng tạo thành mã vạch mà không cần có băng mực (ribbon).
1.2 In nhiệt gián tiếp
In nhiệt gián tiếp là phương pháp in có sử dụng mực in mã vạch (ribbon). Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là đầu in mã vạch sẽ nóng lên và tiếp xúc với mực in (ribbon) làm cho mực in nóng chảy và và tiếp xúc lên bề mặt vật liệu tạo ra mã vạch
2. Resolution (độ phân giải)
Độ phân giải hay chất lượng bản in (được tính bằng đơn vị DPI – Dots per inch) là số lượng hạt mực bao phủ trên 1 inch vuông bề mặt giấy. Hình ảnh, chữ viết được in ra trên giấy được tạo ra từ các hạt mực. Vì vậy, độ phân giải của máy in ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bản in. Máy in có độ phân giải DPI càng cao, chất lượng bản in càng sắc nét, sống động, rõ ràng. Hiện tại có 3 chuẩn độ phân giải thông dụng là 203dpi / 300 dpi / 600 dpi.
3. Memory (Bộ nhớ)
Bộ nhớ trong máy in mã vạch được chia làm 2 phần phổ biến
+ RAM (Bộ nhớ dữ liệu): Có chức năng nhận lệnh in từ máy tính hoặc hệ thống máy chủ
+ FLASH (Bộ nhớ hệ thống): Có chức năng lưu trữ các thông tin như: quy cách thiết kế của tem nhãn, hình ảnh dạng số (bitmap), font chữ sử dụng, v..vv
Để đáp ứng được nhu cầu in tem mã vạch cơ bản, một chiếc máy in cần có bộ nhớ tối thiểu là 2MB RAM và 4MB FLASH
4. Print Speed (Tốc độ in mã vạch)
Như cái tên nói lên tất cả, tốc độ in mã vạch là tốc độ mà một chiếc máy in có thể ghi được dữ liệu trong bao nhiêu giây (tốc độ in mã vạch thường được tính theo đơn vị ips – inches per second. Ví dụ: 4ips ~ 101.6mm). Đây là thông số quan trọng cần lưu ý bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của đầu in mã vạch – quyết định bản in chất lượng tốt hoặc kém chất lượng
5. Print Width (Chiều rộng in)
Chiều rộng in là thông số mà chúng ta không nên bỏ qua, vì nó quyết định bản in của bạn phù hợp với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Cho chúng ta biết có thể sử dụng giấy in có chiều rộng tối đa bao nhiêu. Ví dụ: ZT420 khổ đầu in là 6” , kích thước in tối đa 168mm, ZT410 khổ đầu in là 4” , kích thước in tối đa104mm.
6. Media Types (Vật liệu in)
Thông thường, tất cả những dòng máy in mã vạch sẽ sử dụng giấy in là chính (vật liệu in). Ngoài ra, còn có một số vật liệu in khác tùy theo nhu cầu sử dụng như: giấy bạc, giấy nhôm, ruy băng, decal trong suốt …
7. Interface (Giao diện kết nối)
Giao diện kết nối là hình thức giao tiếp giữa máy in mã vạch với các thiết bị ngoại vi khác. Hoạt động như một điểm gắn kết, nơi mà cáp từ máy in mã vạch đến các thiết bị ngoại vi có thể được cắm vào và thông qua đó, cho phép dữ liệu truyền đi và đến thiết bị. Thông thường là cổng USB , Ethernet, ( mở rộng thêm cổng Parallel, RS232 , Wifi , Bluetooth)
8. Supported Barcode (Hỗ trợ in mã vạch)
Dạng thức thông tin được mã hóa dưới dạng mã vạch. Là thông số cho chúng ta biết được máy có thể in được những dạng mã vạch nào (1D, 2D). Trên thị trường hiện nay, có một số dạng mã vạch phổ biến như: 1D (Code 128, UPC, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar…), 2D (QR Code, PDF417, Vericode, Softstrip),…
Trên đây là những chia sẻ của Mã Vạch Nam Việt về cách xem thông số kỹ thuật của các dòng máy in mã vạch hiện nay. Hi vọng những thông tin cơ bản này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm máy in mã vạch.