[Tìm Hiểu] Một Số Loại Giấy In Tem Nhãn Mã Vạch Phổ Biến Hiện Nay
Trong quá trình chọn lựa giấy in tem nhãn mã vạch hay còn gọi là decal giấy, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu in tem nhãn mà doanh nghiệp cần, chúng ta cần nắm một số loại giấy in tem nhãn mã vạch phổ biến hiện nay để đưa ra quyết định phù hợp nhất theo yêu cầu, công nghệ, giá cả, nơi uy tín để chọn mua và gia công thành phẩm. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin để các bạn tìm hiểu và nắm các loại giấy decal in tem nhãn mã vạch hay sử dụng nhé.
Dưới đây chúng tôi lần lượt liệt kê các loại giấy in mã vạch (giấy decal in tem nhãn mã vạch) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, qua đó bạn sẽ tự nhận thấy những loại nào sẽ phù hợp để ứng dụng cho hàng hóa của mình.
Decal dạng cuộn & decal dạng tờ
- Về mặt hình thức, bạn dễ dàng nhận thấy giấy in mã vạch tem nhãn có hai dạng là: Decal dạng tờ và dạng cuộn
- Giấy decal dạng tờ tồn tại dưới hai loại chủ yếu là giấy decal A4 và giấy decal A5. Decal A4 có tem bế sẵn (giấy Tomy AA đế xanh chẳng hạn) là loại decal tờ được sử dụng khá rộng rãi để giải quyết các yêu cầu tem nhãn mã vạch mang tính tình thế, tiện dụng.
- Cũng có loại decal khổ A4 nguyên tấm/tờ đế xanh (Tomy), đế trắng (Oji), và đế vàng (Amazon) để khách hàng doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu…) mua về để cắt bế tem với kích cỡ và hình thù theo mong muốn riêng (giấy decal A4 bế tem theo yêu cầu) …
Tem nhãn dạng cuộn
- Là giải pháp mã vạch chuyên nghiệp và tiện ích. Công năng của giấy decal cuộn không chỉ dừng lai ở mức quản lý hàng hóa mà còn giúp khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ của hàng hóa, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng…
- Giấy in mã vạch có những chất liệu nào?
- Ở khía cạnh chất liệu, tem nhãn mã vạch được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Do chất liệu giấy (vật liệu in) là rất phong phú nên phương pháp và công nghệ in ấn cũng cần phải đa dạng tương ứng:
Giấy decal cảm nhiệt trực tiếp
- Đây là loại giấy tem nhãn mã vạch in bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp (direct thermal) không cần đến mực in mã vạch chuyên dụng (film mực ribbon). Cũng vì không sử dụng mực nên mực in trên giấy decal cảm nhiệt không bền (dễ phai mờ), dễ bị trầy xước (tuổi thọ trung bình của mực in khoảng 10-12 tháng).
- Tuy nhiên giấy decal cảm nhiệt lại đặc biệt phát huy giá trị nếu được ứng dụng trong những ngành nghề như bán lẻ siêu thị (tem đông lạnh, tem cân điện tử, tem), chuyển phát giao nhận (tem nhãn vận chuyển) … Decal nhiệt trên thị trường chủ yếu là dạng cuộn, 01 hoặc 02 tem/hàng. Doanh nghiệp sử dụng “giấy decal cảm nhiệt in mã vạch” đúng mục đích sẽ tiết kiệm được chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh.
Giấy in tem nhãn mã vạch bằng công nghệ in truyền nhiệt có nhiều chất liệu khác nhau để bạn lựa chọn:
– Decal giấy (decal thường) có cả hai loại in cảm nhiệt và in truyền nhiệt.
- Quy cách phổ biến là dạng cuộn với nhiều khổ giấy khác nhau (40, 50, 75, 95, 105, 110mm). Tem decal giấy được bế 1 hàng 1, 2, 3 hoặc 4 tem/hàng để ứng dụng linh hoạt và rộng rãi trong kinh doanh bán lẻ (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, shop thời trang, cửa hàng điện thoại, shop phụ kiện, quản lý kho bãi, logistics giao nhận, y tế…). Mực in mã vạch phổ dụng cho decal giấy là mực sáp. Bạn cũng có thể sử dụng loại film mực khác là sáp-nhựa hoặc mực nhựa nếu cần thiết.
- Decal nhựa PVC là loại tem nhãn bằng chất liệu polyester có độ bền cao, dẻo dai, xé không rách, chống trầy xước… nên được dùng để dán lên những hàng hóa chiu nhiều ma sát trong quá trình lưu thông (tem hàng không). Tính dẻo dai của tem nhựa PVC cũng được các tiệm vàng bạc trang sức sử dụng để in tem nhãn mã vạch (tem vàng, tem nữ trang, tem trang sức, tem tiệm vàng). Mực in mã vạch sử dụng với decal PVC thường là loại mực wax-resin hoặc resin.
- Giấy decal satin (chất liệu vải satin) được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, da giầy để chứa thông tin, quy cách, chỉ dẫn, khuyến cáo… cho sản phẩm. Chất liệu tem nhãn vải satin có tính mềm dẻo, có thể chịu được nhiều lần giặt vò, là, hấp mà không bị biến dạng, bong tróc hay phai màu. Thông thường, loại mực in sử dụng cho tem vải satin thường là loại có chất lượng cực tốt.
- Decal xi bạc được dùng rộng rãi trong các lãnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành điện tử, cơ khí… Tem mạ bạc, mạ thiếc gắn lên máy móc thiết bị lưu thông tại nhiều môi trường khác nhau (ma sát, nóng, ẩm ướt, dung môi, hoá chất…). Trong khi đó, thông số kỹ thuật trên tem đòi hỏi phải luôn rõ ràng trong suốt vòng đời sản phẩm để người dùng sử dụng sản phẩm đúng cách hoặc phục vụ công tác bảo hành, sửa chữa… Chính vì vậy, chất lượng của loại mực in lên tem xi bạc phải cực tốt bất chấp các điều kiện môi trường bất lợi.
Khác với giấy cảm nhiệt, decal chuyển nhiệt có chất liệu đa dạng, lại in được với nhiều loại mực ribbon khác nhau, làm tăng tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm, qua đó giúp cho doanh nghiệp ứng dụng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ tình trạng “giá kệ” sang trạng thái “giỏ hàng” của sản phẩm.
– Phân loại decal in tem nhãn mã vạch theo đặc tính
- Keo vĩnh cửu (permanent adhesive) có độ bám dính tốt trên mọi bề mặt thông thường từ giấy nylon đến bìa các tông.
- Keo đông lạnh (freezer adhesive) là loại keo đặc biệt để dán lên các sản phẩm được bảo quản trong môi trường đông lạnh.
- Keo bóc được (keo removable/remove) có độ bám dính tương đối tốt nhưng vẫn có khả năng bóc tách khỏi bề mặt mà không để lại vết keo, ngay cả khi tem đã được dán từ lâu.
- em mờ (matt white paper) – Loại decal chuyển nhiệt mịn, cán mờ, hay được sử dụng để ghi nhãn hộp bao bì carton và pallet giúp nhận dạng sản phẩm trong quá trình kiểm kho, xuất nhập kho, bốc dỡ và bốc xếp hàng hóa.
- Tem nhám (semi gloss paper) – Loại tem chuyển nhiệt có độ bóng vừa phải, độ bám mực tốt, được sử dụng rộng rãi trên tất cả các phân khúc thị trường.
- Tem lốp (fast tyre) – Loại tem chuyên dụng dán lên bề mặt các loại lốp xe.
Đến với Công Nghệ Mã Vạch bạn sẽ được tư vấn cách lựa chọn giấy in mã vạch phù hợp với từng loại máy in mã vạch, và chức năng, nhu cầu sử dụng của khách hàng.