Nguyên Lý Làm Việc Và Ứng Dụng Của Một Hệ Thống RFID

RFID ( Radio Frequency Identification ) là kỹ thuật nhận dạng, quản lý đối tượng bằng sóng vô tuyến.
Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID

Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: quản lý đối tượng, quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa bán lẻ trong siêu thị, nghiên cứu động thực vật học, quản lý hàng hóa xuất, nhập trong xí nghiệp hay nhà kho, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu, kiểm kê, chống trộm, tự động chấm công, bố mẹ theo dõi con cái, tự động nhận diện, an ninh khu vực, quản lý thủy hải sản…

2. Nguyên lý làm việc của một hệ thống RFID

Một hệ thống RFID toàn diện gồm bốn thành phần:
1. Thẻ RFID được lập trình điện tử
2. Các reader hoặc sensor  để truy vấn các thẻ.
3. Anten
4. Host Computer
Kỹ thuật RFID có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọc thông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp ở khỏang cách xa, mà không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào. Nó cho ta phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến điểm khác.

Sơ đổ khối 1 Reader và 1 bộ Reader dải tần HF

Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ dưới hình thức đóng gói. Giống như phát sóng tivi hay radio, hệ thốngs RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ thốngs RFID cũ sử dụng băng thông LF và HF. Băng thông viba đang được để dành cho các ứng dụng trong tương lai

RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID đã được nối mạng với host computer. Đơn vị đo tiếp sóng giữa host computer và tất cả các thẻ trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với hàng trăm thẻ đồng thời. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng. Đầu đọc RFID có thể phát hiện thẻ ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm. Host sẽ xử lý dữ liệu mà các đầu đọc thu
thập từ các thẻ gửi về.

3. Ứng dụng:

Hiện nay công nghệ RFID ứng dụng hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống như trong lĩnh vực thủy sản, quản lý hàng hóa xuất nhập, quản lý nhân sự, quản lý xe cộ, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ứng dụng công nghệ RFID với quy mô lớn. v.v…
Ví dụ: Khi vào trong một siêu thị để mua đồ, mọi hàng hóa đều được gắn với một thẻ RFID, thay vì việc đứng hàng giờ chờ thanh toán bạn có thể nhấc túi hàng vừa chọn và thanh thản đi ra khỏi siêu thị. Một đầu đọc RFID sẽ ghi lại mọi thông tin về giá sản phẩm khi bạn đi qua, thẻ RFID có thể thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị.Giúp người qủan lý siêu thị cập nhật ngay tất cả các mặt hàng đã bán trong siêu thị để bổ sung lại các mặt hàng đó mà không phải qua quá trình kiểm kê hàng. Chúng ta cũng thường thấy ai đó đeo thẻ ra vào, muốn ra, hay vào thì quẹt lên cánh cửa, cửa mở…
Đó là những gì mà RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng radio) có thể mang tới.