5 LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG TEM NHÃN RFID SO VỚI TEM NHÃN MÃ VẠCH THÔNG THƯỜNG
Ứng dụng công nghệ mã vạch, tem nhãn mã vạch, và tem nhãn RFID ngày càng dễ nhận biết được lợi ích trong quá trình sản xuất công nghiệp, việc ứng dụng công nghệ mã vạch trong thời đại 4.0 là điều hiển nhiên mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như gia tăng khả năng sản xuất hàng hoá, lưu trữ, kho bãi, logictic,… Vậy có khi nào bạn thắc mắc lợi ích giữa tem nhãn RFID và tem nhãn mã vạch thông thường có gì khác nhau, nên chọn cái nào? Sau đây là 5 lợi ích khi sử dụng tem nhãn RFID để bạn ra quyết định.
Tăng khả năng tự động hoá dây chuyền sản xuất.
Việc ứng dụng tem nhãn mã vạch vào sản xuất khi bắt đầu công việc tự động hóa, mã vạch chính là công nghệ cơ bản nhất. Bạn cần phải đánh dấu mã vạch cho các thiết bị để có thể theo dõi và quản lý hiệu quả. Thông thường, các công ty sẽ bắt đầu bằng công nghệ mã vạch để có thể quản lý hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Tuy nhiên, với tem nhãn RFID việc tự động hoá sẽ trở nên dễ dàng và giảm bớt nhân lực cũng như thời gian.
Tăng tính hiệu quả trong quản lý, vận hành.
Nếu như trước đây bạn phải cần thêm 1-2 người để hỗ trợ kiểm kê, nhập dữ liệu thủ công, thì ngày nay việc đó đã không còn. Việc áp dụng công nghệ mã vạch vượt trội hoàn toàn so với sử dụng bút và sổ thủ công.
Nếu bạn sở hữu nhu cầu in mã vạch với số lượng lớn, MÃ VẠCH NAM VIỆT có thể hỗ trợ với những thiết bị in tem nhãn mã vạch công nghiệp của thương hiệu Zebra như ZT210, ZT411 hay ZT610, ZT620.
Tăng độ chính xác khi làm Logictic với số lượng hàng hoá cực lớn(Cont)
Việc ứng dụng tem nhãn RFID vào logictic sẽ giúp công việc hoàn thiện nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác, việc nhập dữ liệu một cách thủ công không chỉ mất nhiều thời gian, mà còn bị ảnh hưởng bởi sai sót từ con người. Thay vào đó, việc sử dụng máy quét sẽ tăng độ chính xác và loại bỏ hoàn toàn sai số nhập liệu.
Tăng khả năng theo dõi hàng hoá
Nhu cầu theo dõi hàng hóa từ trước tới nay vẫn luôn rất quan trọng, đặc biệt với các đơn vị sản xuất và phân phối. Họ cần phải biết thiết bị này được xuất cho ai, vào thời gian nào, có thời hạn bảo hành ra sao… Với dữ liệu từ mã vạch kết hợp với cơ sở dữ liệu, người dùng có thể nhanh chóng truy suất những thông tin này.
Công nghệ không chạm, chìa khoá cho thành công trong thời kỳ dịch Covid-19
Với tem nhãn mã vạch thông thường thì người dùng phải quét trực tiếp lên bề mặt mã vạch để đọc thông tin. Để khắc phục những nhược điểm đó, công nghệ RFID bắt đầu được ứng dụng nhiều hơn. Với việc sử dụng sóng Radio để đọc dữ liệu, người dùng không cần quét trực tiếp lên bề mặt có dán nhãn. Việc đầu tư vào hệ thống RFID có thể sẽ cao hơn so với mã vạch, nhưng hiệu quả là không thể phủ nhận. Bạn có thể vừa in tem nhãn mã vạch, vừa tự mã hóa thông tin nhãn RFID theo ý muốn. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp cả hai phương pháp này, việc quản lý hàng hóa sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.